2.1. Định nghĩa – Nội lực
2.1.1. Định nghĩa
Thanh được gọi là kéo hoặc nén đúng tâm khi trên mọi mặt cắt ngang của
thanh chỉ có một thành phần nội lực là lực dọc trục Nz. Ta gặp
trường hợp này khi thanh chịu tác dụng của lực ở hai đầu thanh, dọc trục thanh
lực có hai trị số bằng nhau và trái chiều.
Thực tế ta có thể gặp
các cấu kiện chịu kéo hay nén đúng tâm như:
3.1.2. Nội
lực
Để xác định và vẽ biểu đồ nội lực người ta dùng phương pháp mặt cắt, cắt
qua các vị trí cần xác định nội lực, xét sự cân bằng một phần thanh, sử dụng
phương trình cân bằng xác định lực dọc trên đạn thanh cần xác định:
3.2. Ứng suất pháp trên mặt cắt ngang
3.2.1. Thí nghiệm
Xét thanh chịu kéo
đúng tâm, trên mặt thanh vạch các hệ thống lưới như hình vẽ:
- Hệ những đường thẳng song song với
trục thanh được gọi là thớ dọc.
-
Hệ những đường thẳng vuông góc với trục thanh tương ứng với các mặt cắt ngang.
3.2.2. Quan sát thí nghiệm
Khi thanh chịu kéo, ta
quan sát thấy:
- Những đường thẳng song song với trục
của thanh vẫn song song với trục của thanh và khoảng cách hai đường kề nhau
dường như không thay đổi.
-
Những đường thẳng vuông góc với trục của thanh vẫn vuông góc với trục của thanh
và khoảng cách giữa chúng có sự thay đổi.
3.2.3. Các giả thiết về biến dạng
- Giả thiết 1: Giả thiết mặt cắt ngang
phẳng (Bernoulli)
Mặt cắt ngang trước biến dạng là phẳng và vuông góc với trục thanh thì
sau biến dạng vẫn phẳng và vuông góc với trục thanh.
- Giả thiết 2: Giả thiết về các thớ dọc
Các lớp vật liệu dọc
trục không có tác dụng tương hỗ lẫn nhau (không chèn, ép, xô, đẩy lẫn nhau) nên
ta được σx = σy = 0.Ứng xử của vật liệu tuân theo định luật Hooke nghĩa là ứng suất tỉ lệ thuận với biến dạng.
3.2.3. Các giả thiết về biến dạng
Từ giả thiết 1: Mặt cắt ngang trước biến dạng là phẳng và vuông góc với
trục thanh thì sau biến dạng vẫn phẳng và vuông góc với trục thanh, ta được τ =
0.
Từ giả thiết 2: Các lớp vật liệu dọc trục không có tác dụng tương hỗ
lẫn nhau (không chèn, ép, xô, đẩy lẫn nhau), ta được σx = σy
= 0.
Do đó, trên mặt cắt
ngang chỉ tồn tãi duy nhất thành phần ứng suất pháp σz. Theo định
nghĩa lực dọc trên mặt cắt ngang:
Theo định luật Hooke ta có:
3.3. Biến dạng - Hệ số Poisson
3.3.1.
Biến dạng dọc
Thanh có chiều dài L
chịu tác dụng của lực kéo hoạc nén dọc trục sẽ bị biến dạng một đoạn ΔL.
3.3.2. Hệ số Poisson
Theo phương dọc thanh chịu kéo hoặc nén
đúng tâm có biến dạng dọc trục tương đối (theo phương trục thanh z) là εz.
Theo phương ngang thanh
(theo phương x, y) cũng có biến dạng được gọi là biến dạng ngang. Nếu gọi biến dạng ngang tương đối theo hai
phương x, y là εx, εy, Poisson đã tìm ra mối liên hệ sau:
3.4. Đặc trưng cơ học của vật liệu
3.4.1. Khái niệm
Đặc trưng cơ học của vật liệu là thông
số đánh giá khả năng chịu lực, chịu biến dạng của vật liệu trong từng trường
hợp chịu lực cụ thể.
Để xác định đặc trưng cơ học của vật
liệu người ta tiến hành các thí nghiệm với các loại vật liệu khác nhau.
3.4.2. Phân loại
Căn cứ vào biến dạng và sự phá hỏng,
khả năng chịu kéo, nén khác nhau người ta phân vật liệu thành hai loại cơ bản
là vật liệu dẻo và vật liệu giòn:
-
Vật liệu dẻo là vật liệu bị phá hoại khi biến dạng lớn.
-
Vật liệu giòn là vật liệu bị phá hỏng khi biến dạng nhỏ.
Dựa
vào đặc điểm biến dạng, người ta chia thành: Biến dạng lớn, trung bình và nhỏ.
Dựa vào dự báo biến dạng, ta có: phá hủy luôn báo trước, phá hủy báo trước và phá hủy không báo trước.
Dựa vào dự báo biến dạng, ta có: phá hủy luôn báo trước, phá hủy báo trước và phá hủy không báo trước.
3.4.3. Thí nghiệm
a. Mục tiêu thí nghiệm
Xác định khả năng chịu lực của vật
liệu.
Xác định khả năng chịu biến dạng.
Xác định các tính chất của vật liệu
như:
-
Đặc trưng cơ học của vật liệu như giới hạn tỉ lệ, giới hạn chảy, giới hạn bền.
-
Độ cứng, độ mềm.
-
Độ bền uốn, độ bền phá hủy,...
-
Nhiệt độ, độ ẩm, …
Xác định đồ thị ứng suất biến dạng của
vật liệu: không phụ thuộc vào kích thước tiết diện của mẫu thử từ đó xác định
cơ tính của vật liệu.
b. Các phương pháp thí nghiệm
Hai phương pháp được sử dụng để xác
định phân loại của vật liệu đó là kéo và nén.
Trong các thí nghiệm này, mẫu thí
nghiệm có hình dạng, kích thước theo qui định của các tiêu chuẩn tương ứng
(TCVN, ISO, ASTM, …)
c. Thí nghiệm kéo mẫu vật
liệu dẻo
Mẫu thí nghiệm có
chiều dài L0 và đường kính d0, diện tích A0
theo tiêu chuẩn TCVN 197-85.
Tăng lực kéo từ 0 đến khi mẫu đứt, với
bộ phận vẽ biểu đồ của thiết bị thí nghiệm, ta nhận được đồ thị quan hệ giữa
lực kéo P và biến dạng dài ΔL của mẫu. Từ đó suy ra mối quan hệ giữa ứng suất
pháp σ và biến dạng ε của vật liệu làm thí nghiệm.
Đồ thị tương quan giữa
ứng suất - biến dạng của thí nghiệm kéo mẫu vật liệu dẻo:
c. Thí nghiệm nén mẫu vật
liệu dẻo
Tương tự như kéo vật
liệu dẻo, nén vật liệu dẻo cũng có biểu đồ quan hệ ứng suất biến dạng như sau:
Nhận xét: Đối với vật liệu dẻo thì giới hạn bền và
giới hạn chảy của vật liệu khi nén và khi kéo bằng nhau hay khả năng chịu kéo
và khả năng chịu nén của vật liệu dẻo là như nhau.
d. Thí nghiệm kéo mẫu vật
liệu giòn
Thí nghiệm tương tự như trong thí
nghiệm kéo vật liệu dẻo, đối với vật liệu giòn ta không thể xác định được giới
hạn tỉ lệ, giới hạn chảy mà ta chỉ xác định được giới hạn bền.
Quan hệ giữa ứng suất
– biến dạng của vật liệu giòn khi kéo có biểu đồ như hình vẽ:
e. Thí nghiệm nén mẫu vật
liệu giòn
Thí nghiệm tương tự
như trong thí nghiệm kéo vật liệu giòn, khi kéo vật liệu giòn quan hệ giữa ứng
suất – biến dạng của vật liệu giòn khi kéo có biểu đồ như hình vẽ:
3.5. Thế năng biến dạng đàn hồi
3.5.1.
Định nghĩa
Theo định luật bảo toàn thì:
công của ngoại lực A = thế năng tích lũy trong thanh. Thế năng tích lũy trong
thanh được gọi là thế năng biến dạng đàn hồi, ký hiệu là U.
Do đó ta có:
A = U
3.5.2. Thế năng biến dạng đàn hồi
riêng
Thế năng biến dạng đàn hồi riêng là thế năng biến dạng đàn hồi trong
một đơn vị diện tích:
3.6. Ứng suất cho phép – Hệ số an toàn.
Điều kiện bền
3.6.1. Ứng suất cho phép – Hệ số an
toàn
Ta gọi trị số ứng suất mà ứng với nó vật liệu được xem là bị phá hủy là
ứng suất nguy hiểm ký hiệu là σ0. Vậy vật liệu làm việc an toàn khi
ứng suất xuất hiện chưa vượt quá ứng suất nguy hiểm.
- Đối với vật liệu dẻo:
σ0 = σch
- Đối với vật liệu giòn:
σ0 = σb
Trong thực tế chế tạo, vật liệu thường không đồng chất hoàn toàn, và
trong quá trình sử dụng tải trọng tác dụng có thể vượt quá tải trọng thiết kế,
điều kiện làm việc của kết cấu hay chi tiết chưa được xem xét đầy đủ, các giả
thiết khi tính toán chưa đúng với sự làm việc của kết cấu, do đó khi tính toán thiết
kế ta không bao giờ dùng ứng suất nguy hiểm σ0.
Vì vậy để các chi tiết làm việc an toàn, trong tính toán thiết kế ta phải
xác định một giá trị ứng suất cho phép đối với mỗi vật liệu, ký hiệu là [σ] để tính toán. Ứng suất cho phép phải nhỏ hơn ứng suất nguy hiểm và
ứng suất lớn nhất phát sinh trong chi tiết không được vượt quá ứng suất cho
phép. Ứng suất cho phép được xác định theo công thức:
3.6.2. Điều kiện bền
Thanh chịu kéo nén đúng tâm
nội lực chỉ có Nz khác không, tương ứng với ứng suất trên mặt cắt
ngang chỉ có ứng suất pháp σz. Do đó,
muốn đảm bảo sự làm việc an toàn về độ bền khi thanh chịu kéo (nén) đúng tâm,
ứng suất trong thanh phải thỏa điều kiện:
3.6.3. Ba bài toán cơ bản
3.7. Bài toán siêu tĩnh
3.7.1. Khái niệm
Hệ siêu tĩnh là hệ mà ta
không thể xác định được hết các phản lực liên kết và nội lực trong hệ nếu chỉ
nhờ vào các phương trình cân bằng tĩnh học.
3.7.2. Phương pháp giải
Do trong hệ siêu tĩnh số
ẩn cần tìm lớn hơ số phương trình cân bằng nên ta phải viết thêm các phương
trình bổ sung đó chính là các phương trình biến dạng.
Trình tự giải hệ siêu tĩnh
được thực hiện như sau:
Bước 1: Viết phương trình biến
dạng, xác định các phản lực liên kết. Xác định phản lực liên kết thừa.
Bước
2: Thực hiện như bài
toán tĩnh định với ngoại lực tác dụng vào hệ bao gồm ngoại lực và phản lực
No comments:
Post a Comment